Bà bầu ăn quýt được không là thắc mắc của rất nhiều người. Có nhiều ý kiến cho rằng, quýt không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp bà bầu giảm ốm nghén.
Dinh dưỡng từ quả quýt
Tháng 10 âm lịch, khi những cơn gió heo may tràn về báo hiệu mùa thu đi, đó là lúc bắt đầu mùa quýt chín. Quýt là một thứ quả phổ biến trong các và cũng là món ăn khoái khẩu cho bà bầu.
Múi quýt (mandarin orange) có các thành phần dinh dưỡng như đường, protein, lipid, các loại vitamin (A, C, B1), các acid hữu cơ, chất khoáng... Vỏ quýt còn gọi là trần bì, có tác dụng kiện tỳ, thông khí, hòa trung, tiêu đàm, chống nôn mửa, trừ thấp.
Bà bầu ăn quýt được không là thắc mắc của rất nhiều người.
Vỏ quýt có chứa lượng tinh dầu thơm, thành phần chính trong tinh dầu là acid hydrocarbua chưa no, acid aldehyd, glucocid, cồn, vitamin B1.
Bà bầu ăn quýt được không?
Theo các chuyên gia, quýt vàng ươm, không chỉ thơm ngon mà còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho bà bầu.
Chống máu đông ở cổ tử cung
Theo Eva, ngoài hàm lượng vitamin C và canxi tương đối lớn, quýt còn chứa acid amin, đường hợp chất, chất béo, photpho, sắt… Trong 100g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần.
Do đó, quýt là thực phẩm thích hợp nhất cho phụ nữ mang thai. Ăn nhiều quýt, bà bầu tránh được tình trạng chảy máu ở cổ tử cung vì vitamin C có trong loại quả này sẽ giúp đàn hồi thanh mạch máu.
Giảm ốm nghén
Hãy khắc phục nó bằng tinh dầu quýt hoặc vỏ quả quýt khô để giúp bạn giảm căng thẳng. Massage tinh dầu quả quýt vào bàn chân sẽ giúp bạn có được trạng thái vui vẻ. Trong 100g vỏ quýt có chứa 119mg vitamin C, vì vậy vỏ quýt có tác dụng làm mát gan, giải tỏa ưu sầu, giảm đau, xua tan bực tức, tâm trạng không tốt lúc thai nghén.
Theo các nhà nghiên cứu, ở thời kỳ đầu của thai nghén, có thể do bánh nhau phát triển tăng sản sinh ra estrogen. Hormon này làm cho thai phụ nhạy cảm với các mùi, vị nên đã gây buồn nôn và nôn. Do đó, trà gừng vỏ quýt sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng này một cách rất hiệu quả.
Chữa viêm tuyến sữa
Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa viêm tuyến sữa...
Lưu ý khi ăn quýt
Những điều cần lưu ý khi ăn quýt:
Không nên ăn quá nhiều quýt, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 - 3 quả là đủ. Ăn nhiều có thể bị nhiệt, từ đó gây viêm khoang miệng, viêm răng.
Trước bữa ăn hoặc lúc bụng đói không thích hợp để ăn.
Không ăn quýt 1 tiếng trước và sau khi uống sữa: Nguyên nhân là do protein trong sữa hễ gặp phải axit trong loại quả này sẽ bị kết tủa, gây khó tiêu và hấp thụ. Các loại hoa quả có tính axit cũng gây tác dụng tương tự.
Không ăn quýt sau khi ăn củ cải: Củ cải sau khi vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng sản xuất ra một chất gọi là sulfate, và sớm chuyển hóa thành chất gây ức chế tổng hợp hoócmôn tuyến giáp là Thiocyanate.
Nếu lúc này mà ăn quýt, Flavonoid trong quýt sẽ bị phân giải trong dạ dày và chuyển thành hydroxy axit và axit ferulic. Hai chất này có thể tăng cường tác dụng ức chế của Thiocyanate đối với tuyết giáp, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Ăn xong nên kịp thời đánh răng, súc miệng để tránh các bệnh răng miệng.
Những bà bầu chức năng dạ dày đường ruột không tốt nên ít ăn.
Khi chọn mua quýt, hãy tìm loại quýt có nguồn gốc an toàn, tránh xa các loại quýt có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán tràn lan, bởi nó có thể chứa nhiều hóa chất không tốt cho sức khỏe.
Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét